Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2010

Thật-giả nhân đạo/ số phận những đứa trẻ tại TTNDQH

 Những tấm ảnh như thế nầy sẽ được dùng để đánh bóng tên tuổi và......?????


Tôi trăn trở và ko sao dứt khỏi hình ảnh về những đứa trẻ tại TTNDQH được. Rời khỏi TT lòng tôi rối bời, với những câu hỏi không lời đáp, với những suy nghĩ làm cách nào để các bé được sống tốt hơn.

Tâm trạng của tôi giống của chị HLH và cứ ước ao mình chưa bao giờ đến đó.

Cảm giác đầu tiên khi bước vào trung tâm là tôi muốn bỏ ngay chữ giáo dục mà trung tâm thường viết hoặc các bài báo viết về trung tâm. Ở đây chỉ có một từ duy nhất là nuôi trẻ, còn nếu muốn ghép từ nào vào với chữ nuôi thì phải là chăn nuôi chứ không phải là nuôi nấng, nuôi dưỡng, hay nuôi dạy được.

Tại thời điểm tôi đến, trung tâm có thể chia làm 3 nhóm:

- Sơ sinh: 0 đến 4 tuổi (chia như thế này chưa chuẩn nhưng các bé ở chung dãy nhà và có cùng đặc điểm chăm sóc như nhau
- Nhỡ: khoảng từ 6 đến 15 tuổi
- Trẻ em khuyết tật và những người khuyết tật: trong đó có một thầy giáo mù còn lại là các bé từ 6 đến 15 tuổi

Tôi không có điều kiện tiếp xúc với hai nhóm sau mà chủ yếu tiếp xúc với các bé nhỏ trong nhóm sơ sinh

Với mỗi phòng chừng 20m2 (cả hành lang) với 26 cháu bé thì quả là điều đáng thương cho các bé. Có khoảng 100 bé từ 0 đến 3.5 tuổi. Các cháu đều khỏe mạnh trừ một bé sứt môi và đã được phẫu thuật. Chữ khỏe mạnh của tôi không hàm ý sức khỏe của các bé tốt mà là các không bị những khuyết tật bẩm sinh.

Vệ sinh căn phòng thì tôi không thể tả được cái bẩn của các phòng các cháu (đặc biệt tại phòng của các bé 0 đến 12 tháng tuổi). Sàn nhà nhớp nhớp, dính dính khi đi chân không bới sữa, bánh kẹo, nước nôi đổ lên. Ruồi bay lung tung, đậu lung tung

Các bé nằm lăn lóc, bò, lê, trườn trên sàn nhà và vớ được cái gì là cho vào miệng. Có bé đưa nguyên cái bóng bay vào nhai nhóp nhép. Bình sữa cho các bé uống lăn long lóc. Các bé tự cầm mút, chán mút quăng ra, rồi lại lượm mút. Trong bình có thể là sữa hoặc có thể là nước. Bé này vứt ra, bé kia lượm mút.

Trên da các bé là những nốt côn trùng và muỗi cắn. Tất cả các bé đều có một màu da tái xanh như nhau và thân hình gầy ốm như nhau theo kiểu đầu to, bụng ỏng, đít beo…. Gân xanh xanh nổi trên tay các bé. Mũi dãi lòng thòng. Ẵm bé lên sẽ nghe được mùi tanh của mũi.

Vì thiếu người chăm sóc nên các bé phải mặc tã giấy 24/24. Điều mà những người chăm sóc bé phải hiểu là làm như thế bé sẽ bị hăm, bị mẩn đỏ, và dẫn đến lở loét. Lúc tắm cho các bé, bạn tôi phụ cởi tã giấy. Những chiếc tã nặng đến nửa ký lô nước đái, những chiếc tã dính đầy phân các bé đã khô. Tôi đoán chừng bé phải ị trước đó cả vài tiếng đồng hồ. Lột tã thấy những cái đít teo tóp, xanh như đít nhái với những đốm đỏ của hăm da làm tôi không khỏi xót xa.

Khi tắm cho các bé đều dùng chung một khăn mùng để chà tắm và dùng chung khăn để lau khô. Làm thế làm sao tránh khỏi dịch bệnh lây truyền. Mùa này là mùa hè, mùa nóng, mùa chuyển mùa, mùa của dịch bệnh. Với cái kiểu vệ sinh như thế các bé liệu có tránh khỏi nhiễm trùng và lây lan rất nhanh trong trung tâm?

Tôi muốn bỏ chữ dạy ra khỏi chữ nuôi bởi bảo mẫu ở đây dường như không được học đến cấp 2 chứ đừng nói được đào tạo về chăm sóc nuôi dạy trẻ. Họ cho trẻ ăn, bú, ngủ theo thói quen. Mà thậm chí có bé đã tự phục vụ được bản thân (tự bò đi lấy bình sữa để đút vào miệng). Họ có thể cũng quá mệt mỏi với cứt đãi sữa sần tắm giặt nên họ không còn biểu lộ được tình yêu với các bé. Tôi không nhìn thấy cảnh cưng nựng bé ở đây dù . các bé trông rất đáng yêu. Khi tôi đi ngang qua các bé các bé đều ôm chặt lấy cẳng chân tôi và nhìn tôi với ánh mắt thiết tha trìu mến và tha thiêt được cưng chiều. Tôi ẵm bé này lên, bé kia nhào đến. Có bé khi tôi lỡ ẵm lâu quá thì sẽ khóc thét lên nếu tôi đặt xuống.

Ở đây các bé (dù có bé lớn rồi 3-4 tuổi) đều ít nói hoặc không nói. Khi tôi ôm các bé và hỏi con mấy tuổi, con tên gì các bé chỉ ngơ ngác nhìn tôi rồi cười theo tôi khi tôi cười với bé. Các bé không nói chuyện ko phải vì các bé nhát mà có lẽ vì các bé không được giao tiếp hàng ngày. Ở tuổi này lẽ ra các bé phải học được khá nhiều thứ rồi chứ. Các bé không có lớp học, không có bàn ghế cho trẻ ngồi học (như con tôi đi học), không có cô giáo dạy học. Tôi nhận thấy ở đây các cô không nói chuyện với bé. Chỉ làm những bổn phận cơ bản để cho nhu cầu tối thiểu của một đứa trẻ là tồn tại. Tôi đồ rằng các bé chưa bao giờ được nghe một bài hát nào về thiếu nhi. Nghĩ đến điều này tôi chỉ muốn quay lại trung tâm ngay ngày mai, ở đó tập trung các bé lại, dạy cho các bé biết hát biết múa. ở cái độ tuổi tập nói này bé sẽ nói những điều rất dễ thương.

Các bé không được dạy tự đi vệ sinh nên dù đã trên 20 tháng vẫn phải mặc tã giấy.

Đọc những dòng canh cánh của chị HTH trên trang web của chị tôi cảm thấy có vẻ những canh cánh của chị không giống canh cánh của tôi. Bởi nếu thế các bé ở đây sẽ không giống như ngày hôm nay tôi nhìn thấy, ôm được, nghe thấy và ngửi thấy. Nghĩ đến con mình, nhìn lại các bé tôi cảm thấy như quên hẳn đứa con đáng yêu ở nhà của mình. Nó được hưởng nhiều quá so với những đứa trẻ ở đây (dù vợ chồng tôi cũng nghèo). Có một điều chị HTH lo lắng đó là tình yêu cha mẹ? Điều này không phải là khó vì TY ấy mình vẫn mang đến được. Đứa trẻ khi bị nhặt ở thùng rác lúc 1 ngày tuổi sẽ không bao giờ biết mẹ mình là ai. Với nó ai cho nó sự yêu thương, ấm áp thì người đó đã là mẹ của chúng.

“Nghèo cho sạch rách cho thơm” dùng cho nghĩa đen ở trung tâm này không có. Mọi thứ ở đây lôi thôi luộm thuộm, không ngăn nắp gọn gàng thì chắc chắn sau này các bé cũng không sống có nề nếp, tác phong , vệ sinh sạch sẽ. Cứ nhìn các phòng của các bé 6-15 tuổi sẽ biết, cứ nhìn gương mặt của các bé ấy sẽ biết. Có thể mọi người cho rằng đông quá lo không xuể. Không phải. Mình phải dạy chúng cách lo cho bản thân một cách tối thiểu chứ. Không lẽ các cô định đi hết đời phục vụ các bé đến khi trưởng thành? Nếu những đứa trẻ này không tự lo liệu cho chính bản thân chúng thì ra đời chúng làm được những gì? Cho ai?
Cái mà tôi thấy ở đây là cơ sở vật chất tuy chật hẹp những điều đó ko có nghĩa là ko cải thiện cho nó sạch sẽ được.

Những đứa trẻ ấy sẽ như thế nào? Tất nhiên chúng sẽ tồn tại. Nhưng chúng chỉ được hưởng thế thôi sao? Chỉ tồn tại lay lắt như thế? Tương lai chúng như thế nào? Chúng có thể được hưởng hơn thế nữa? Tôi nhìn thấy sự khác biệt 100% giữa những bức ảnh chụp chị HTH và những đứa bé tôi chứng kiến ngày hôm nay.

Tôi có nói oan cho trung tâm?
(Tôi tường thuật lại chuyến viếng thăm này với những mớ ngổn ngang trong lòng và viết để cho nó ra bằng hết nên tôi ko thể sắp xếp trật tự cho logic được. Nhớ đến đâu viết đến đó, nhớ chỗ nào viết chỗ đó và ko có thời gian chỉnh sửa lại)


http://katygiahan.multiply.com/journal/item/114/114 

Trên đây là tự sự của một bạn trẻ, cũng có con nhỏ như các cháu trong bài. Bạn đã cất công lên tận Trung Tâm Nhân Đạo quê Hương để đi tìm sự thật.

1 nhận xét:

  1. hey noi ma nghe nek, c thu dat truong hop chi la nguoi ta dy. chi o nha nuoi mot dua de nhu choi ko, ca ngay goi tre toi ruoc ve vay ma lo ko duoc nua thi lam me deo j? trong khi o dey nguoi ta mot minh lo cho ca muoi may dua. tui thu dua cho chi 10 e nho de chi tong mot ngay koi thu chi trong duoc ko? trong con hok duoc ma bay soan day hoc the nay the no. gom wa ma gia` oi. noi thi cung pai hieu cho nguoi ta voi chu,mot minh xoay o ko kip la chien bt. co ai lai muon nhu vay dau, ma' gia` con kiu la nhung nguoi giu cac be la nguoi chua hoc het cap 2. ma' gia` mun' sao mun' dai hoc ve cham ah? ma gia` nam mo ngay hay dem vay? cai bon co an co hoc do no co chiu ngoi ma cham may dua nho an e~ suot ngay hok? ma co kiu tui no cung mat 3 den 4tr mot thang lay kai deo j ra ma tra? nhin vao cac e ai ma ko thuong ko dau long? hoan canh bat buoc pai nhu vay thoy ma' gia oi. dung co ngoi giua ma che bai nua co ngon thi ve do o 1 thang kiu HTH giao cho 10 em nho koi co trong duoc ko ma to mom :))

    Trả lờiXóa