Chương 3
Bắc Kinh hoang tàn và tiêu điều. Sau tám năn Nhật chiếm đóng và bốn năm nội chiến, phố xá trở nên bẩn thỉu, những bức tường dày bao quanh Thành Nội bị lở từng mảng có chỗ đã bắt đầu sập. Các biển quảng cáo vui mắt và sặc sỡ cũng biến mất khỏi các cửa hiệu và quầy hàng, những quán sách thân thương của tôi ở Liu-li-chang đóng cửa im ỉm dường như lâu lắm rồi.
Dân tình xem ra nghèo đói, dung nhan không thấy sửa sang gì giống như chính bản thân thành phố. Đàn ông, đàn bà chỉ mặc những chiếc bộ quần áo ghi đá hoặc màu xám thường được khâu bằng tay từ những mảnh bao tải. Mỗi người đều có một đôi giày bằng vải buồm thô màu đen, mọi người trông ai cũng giống ai. Đàn ông xùm xụp mũ chăn cừu còn đàn bà thì tóc cắt ngắn. Tôi mặc quần áo đúng mốt, cà vạt, giày da, đầu tóc chải chuốt kiểu úc trông giống như người nước ngoài. Lý Liên mặc áo khoác màu sặc sỡ và giầy cao gót. Tóc của cô ta chải thành nếp tuyệt đẹp và nổi bật trong những người khác giống những bông hoa đỏ rực trên cánh đồng lúa mì vàng óng. Tôi rất nhanh chóng phải sắm ngay bộ đồng phục mà mấy ông cộng sản đã khuyên. Nhưng Lý Liên phải đặt may một bộ hợp với người cô ta.
Mẹ tôi thay đổi nhiều. Bà sung sướng khi chúng tôi quay về và cầu khẩn chúng tôi đừng bỏ nhà đi nữa. Tôi hứa ở lại với bà.
Dù nghèo, nhưng khí thế của dân Bắc Kinh sôi nổi. Khắp chốn nơi nơi những khuôn mặt tràn trề hạnh phúc nhìn vào tôi. Bắc Kinh được tự do và dân chúng chân thành chào mừng chính phủ cộng sản mới. Trong thành phố bao trùm bầu không khí thân thiện tưởng vào hạnh phúc tới gần. Chỉ một số ít người thân và họ hàng tôi cho rằng việc tôi trở về là sai lầm.
Anh tôi thu xếp cho tôi gặp Phó Liêm Chương để thảo luận vấn đề công việc của tôi.. Tôi đến nhà Phó. Ông sống trong toà nhà được chia cho bộ y tế. Toà nhà này nằm ở vùng Quảng Xương phía bắc trung tâm thương mại Vương Phú Thanh. Toà nhà này từng là nơi ở của hoàng tử Mãn Châu, sau đó một tướng Quốc dân đảng chiếm lấy dùng và cuối cùng, Phó Liêm Chương toạ lạc ở đây. Biệt thự này có kiểu cách làm tôi nghĩ tới ngôi nhà của chúng tôi, nhưng nó này rộng hơn, sang trọng và lộng lẫy hơn nhiều. Biệt thự có có 6 phòng tất cả đều quét màu nho xanh. Trong đó bố trí những vườn nhỏ phong cách Trung quốc truyền thống, có lối đi được lát gạch men.
Khi tôi đến, Phó Liêm Phương nửa ngồi nửa nằm trên trường kỷ làm bằng trúc. Ông dáng người cao, hơi gày. Dưới vầng trán cao, đôi mắt tinh ranh và diễn cảm của ông nhìn tôi. Ông chừng 50 tuổi, hơn tôi tới 26 tuổi. Do tôi còn trẻ nên ông xem có vẻ già hơn.
Khi tôi đến, Phó Liêm Phương cũng chẳng hề đứng dậy, mà chỉ chìa tay cho tôi bắt. Ông lắc lắc tay uể oải một cách xã giao. Do được tâng bốc nên tôi nghĩ mình phải được coi trọng, cho nên tôi đã mất mặt khi tiếp xúc với nhân vật cao cấp như vậy. Tôi đã bị ho lao mất mấy năm vì thế tôi không thể nói chuyện lâu với đồng chí được- ông ta nói chặn trước. Sau đó ông hỏi tôi tỷ mỉ về học hành và nghề nghiệp bác sĩ. Vừa nghĩ ngợi, ông nói tiếp:
- Vấn đề công việc của đồng chí đã được giải quyết. Sáng mai anh có mặt ở Cục theo dõi sức khoẻ.
Chính phủ mới vẫn hoàn toàn chưa thành hình, chức năng quyền lực điều hành tạm thời trao cho ủy ban quân quản thuộc đảng cộng sản Trung quốc. Cục theo dõi sức khoẻ trực thuộc ủy ban này.
Tại Cục theo dõi sức khoẻ tôi được tiếp đón nồng nhiệt. Một người cán bộ nói với tôi là ở đây còn thiếu bác sĩ điều trị và kể thêm anh tôi từng là sếp của anh ta.
Thứ trưởng báo cho chúng tôi là đồng chí sẽ trở thành các bộ của Cục chúng tôi – anh ta giải thích – Tất cả chúng tôi ở đây đều hoàn toàn tình nguyện. Lãnh đạo đảm bảo cho chúng tôi mọi thứ cần thiết: nhà cửa, chỗ làm việc quần áo và thậm chí cả giày dép nữa. Vì đồng chí sẽ đảm đương công việc bác sĩ trưởng điều trị, nên đồng chí sẽ nhận khẩu phần hạng hai, cao hơn chút ít so với nhân viên trung bình.
Hệ thống hoàn toàn tình nguyện nghĩa là tôi sẽ chẳng được nhận lương. Đảng cộng sản thi hành hai dạng trả công cho viên chức nhà nước. Ai tham gia cách mạng chưa lâu, bắt đầu làm cho đảng thì nhận lương bình thường. những người tham gia cách mạng lâu năm thì được cung cấp toàn phần. Những người tham gia tình nguyện nhận kiểu riêng. Tôi thuộc hạng tự nguyện đi theo cách mạng. Dù là tôi là người mới vào nhưng vãn được vinh dự thuộc hạng được nhà nước cho hưởng cung cấp toàn phần.
Nhưng tôi còn băn khoăn. Chi phí gia đình cũng không phải là nhỏ và giờ đây gánh nặng đè lên vai Lý Liên. Tôi còn phải nuôi mẹ, hai bà cô và bố mẹ vợ. Thật ra tôi cũng đã tích luỹ được vàng và đô la Mỹ, nhưng nếu không nhận được lương thì số tiền đó chẳng mấy chốc mà bay.
Chỉ khi gặp đồng chí Lắc tôi nhận được một số hướng dẫn về nhiệm vụ tương lai của mình. Đồng chí Lắc sẽ dẫn đồng chí tới chỗ làm việc tại Đại học tổng hợp công nhân – người ta nói cho tôi – bây giờ đồng chí cứ về nhà và thu xếp tất cả đồ dùng cần thiết. Chúng tôi sẽ cấp cho đồng chí thu xếp một tuần lễ tính từ hôm nay. Xe tải sẽ chở đồng chí đến chỗ làm. Đồng chí Lắc sẽ đi cùng đồng chí .
Thời gian gặp chẳng nêu rõ rằng, thậm chí chẳng ai hỏi tôi xem tôi có muốn làm ở chỗ mà họ đưa ra. Tôi đâm ra lúng túng, bởi vì tôi chưa bao giờ nghe đến tên trường đại học tổng hợp này. Dù là tôi là nhân viên nhận việc ở đó, nhưng tôi rất muốn trường đại học tổng hợp này phải có gì đó liên quan tới bệnh viện mà tôi mơ ước làm ở đo.
Ngoài ra, tôi hiểu rằng Cục theo dõi sức khoẻ cũng chẳng kiếm được việc cho Lý Liên. Người ta chỉ xếp vợ tôi tạm thời làm ở nhà trẻ cách Bắc Kinh 20 ki lô mét, nơi có viện đào tạo dự bị cho nhân viên y tế. Thật là giận khi khi mà người ta chẳng đánh giá khả năng và trình độ theo ưu điểm này. Chẳng lẽ lại đem so sánh công việc được giao với công việc của vợ tôi ở lãnh sự Anh bên Hồng Kông!
Lý Liên và tôi, có thể, ít gặp nhau ở nhà. Và tôi cay đắng nghĩ rằng tại sao mình lại không tặng Dương chiếc đồng hồ.
Chú về chưa lâu và chưa thể hoàn toàn hiểu cái gì đang xảy ra ở đất nước – anh tôi an ủi – ở đây không phải người chọn việc mà là việc chọn người. Điều này nghĩa là phục vụ sự nghiệp của đảng. Về lương, chú vẫn có thể sử dụng tiền tiết kiệm của mình. Dần dà thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Kỷ luật đảng không cho phép ai nói khác.
Cơ quan gọi là đại học tổng hợp công nhân đặt ở Xương Sơn, cách cung điện vua mùa hè vài dặm. Khi cầm quyền, vua Càn Long đã xây nhiều cung điện và nhà thờ. ở đây có hai chùa phật nổi tiếng – Chùa Nhà thờ Phật ngủ và chùa Thanh Thiên. Mùa thu cây thông màu bạc và cây cối lá màu ngói đỏ tạo ra bức tranh màu sắc không đơn điệu. Đại học tổng hợp công nhân chiếm một khu rộng ở Xương Sơn, chỗ này thường đông người và ồn ào.
Tuy nhiên ở đây cũng có cái hay riêng. Mọi nơi đều được canh gác. Hai quan chức cao cấp của đảng – Vũ Trần Phổ và La Đạo Nhương giới thiệu trường cho tôi. Tại đây nhiều công chức của đảng. Vũ Trần Phổ cho tôi tất cả các thứ cần và cũng trao cho tôi huy hiệu của trường và nhắc tôi phải giữ gìn nó như con ngươi của mình. Ông dặn tôi đừng kể cho ai những gì xảy ra ở đây, bởi vì việc tôi làm là bí mật, mà lúc ấy tôi không hiểu vì lẽ gì.
Chỗ tôi ở nằm trong khu nhà gỗ cổ xem ra không tương xứng với cung vua lộng lẫy. Đó là một túp lều tàn tạ, nền đất và ngói đỏ. Duy nhất trong phòng có một bóng đèn điện tỏa ánh sáng đỏ quạch. Giường nằm là hai miếng ván kê trên hai cái niễng, đệm nằm cũng không thấy. Nước, tất nhiên, cũng không, còn buồng vệ sinh là một cái ngăn con bằng gỗ hở toang toác nằm sau nhà. Tôi phải dùng chăn bông mỏng ghép lại thành đệm để nằm. Sau đó người ta lắp bình nước, khí đốt và chậu rửa, để bắt đầu rửa ráy. Nhận trách nhiệm bác sĩ tôi không thể chung đụng chỗ ở với người khác. Điều kiện ăn ở tồi tệ đến mức khi tới đây chơi Lý Liên không thể thốt lên lời, và chúng tôi gặp nhau chỉ trong những ngày nghỉ ở nhà mẹ tôi, nơi tôi thường về để nghỉ và tắm giặt.
Một nét đặc biệt nữa là đồ ăn. Có hai bữa ăn như trong gia đình nông dân: mười giờ sáng và bốn giờ chiều. Nhưng khác với nông dân hiếm khi được ăn thịt, thì chúng tôi theo khẩu phần hạng hai thịt được cung cấp hàng ngày. Nhà ăn cũng chẳng gì hơn ở nhà tôi, nhưng thức ăn được nấu khéo léo, thậm chí lại còn ngon, và nhà bếp sạch đến ngạc nhiên.
Chỗ làm việc trong bệnh viện còn làm rầu lòng tôi hơn. Đó cũng lại là ngôi nhà nông thôn nền đất chẳng có một tí thiết bị nào cả, trừ vài cái nồi đun và bộ đo huyết áp. Trong số thuốc thang, tôi chỉ thấy aspirin, thuốc ho, và vài thứ chế phẩm chống vi trùng. Khi chẩn bệnh tôi chỉ dùng kinh nghiệm bác sĩ trước đây của mình. Tất cả chỉ mong rằng chẳng bệnh nhân nặng nào chui vào đây.
Dù vậy, nhân viên trong bệnh viện rất lạc quan. Trong biên chế có gần 30 người vàhọ chờ đợi sự xuất hiện của tôi từ lâu. Gặp tôi họ mừng ra mặt. Tất cả đều rất trẻ, phần lớn trẻ hơn tôi. Ngay cả hai người phụ trách cũng không quá 25 tuổi. Đám nhân viên được chọn từ nông dân, mới chỉ học qua tiểu học. Vì thế họ chỉ làm được công việc sơ cứu – băng vết thương nhỏ và cho uống aspirin khi sốt. Về các bệnh khác và ngay đến hỏi bệnh họ cũng không biết gì cả. Chúng tôi tin rằng đồng chí sẽ dậy chúng tôi kiến thức y học. Chúng tôi hoàn toàn chưa hiểu biết gì cả – họ nói thế và rất muốn tôi giảng bài mà không hiểu rằng thật vô nghĩa trong điều kiện học vấn của họ chỉ có như vậy.
Một người bạn cũ đến Bắc Kinh thăm tôi trong ngày nghỉ. Chúng tôi ôn lại kỷ niệm đã qua và trao đổi với nhau về tình hình đất nước. Anh bạn tôi vào đảng từ nhiều năm trước và giờ đang làm việc ở Liên đoàn thanh niên dân chủ, tiền thân của đoàn thanh niên cộng sản Trung quốc. Tôi kể cho bạn tôi nghe về công việc của mình ở bệnh viện và nhấn mạnh là một cơ quan tương tụ thế tôi chưa từng gặp bao giờ. Anh ta đột nhiên nghiêm mặt nói rằng lãnh đạo của anh ta cho phép anh ta trao đổi cởi mở với tôi và uốn nắn tôi những sai lầm có thể mắc phải. Anh bạn nhận xét rằng tôi vẫn còn hiểu ít về công tác cách mạng và tôi cần ăn nói thận trọng.
Tôi không phủ nhận cái gì đang xảy ra khi đó làm tôi thất vọng, nhưng tôi không thể nào chấp nhận được cái điệu bộ anh ta đóng kịch. Tôi là bác sĩ – tôi nói – và khi người bệnh đến, tôi làm tất cả để chữa họ. Thế thì sai ở đâu và ăn nói thận trọng như thế nào?
Được thôi, bình tĩnh đã – bạn tôi trả lời – Hãy nói nghe xem bạn làm việc ở đâu thế? Tôi nhắc lại là tôi đang làm việc ở Đại học tổng hợp công nhân và biết rất ít về nó và chỉ chữa người bệnh mà xem ra chẳng thấy có vẻ bệnh nặng gì hết. Tóm lại tôi phí hoài thời gian. Anh bạn tôi cười phá lên, trả lời: Bạn nói chưa khi nào nhìn thấy đại học tổng hợp tương tự như thế phải không? Thế bạn đã để ý tới lính canh hay không? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao công việc của bạn lại bí mật? Này nhé, bạn thân mến của tôi ơi, bạn đang làm việc chẳng phải ở đại học tổng hợp đâu. Chỗ mà nơi bạn đang làm bây giờ là đầu não của các cơ quan cao cấp đảng cộng sản Trung quốc, và bệnh viện của bạn phục vụ những người lãnh đạo đảng không những hàng trung cấp mà còn cả hàng cao cấp nữa, họ sống tạm ở đó vì lý do an ninh, bởi vì Bắc Kinh được giải phóng chưa lâu. Vì thế việc của bạn được giữ bí mật. Sau này bạn bạn tự biết điều này và trong lúc này đừng biểu lộ gì về tình trạng bệnh viện. Tạm thời thì nó được trang bị tồi và anh có ít nhiều bệnh nhân, nhưng anh làm việc ở chỗ rất có uy tín và sẽ gặp nhiều người chức vụ cao. Chính vì thế sếp tôi cũng cho phép tôi nói thẳng với bạn. Khi đó tôi không tiện hỏi sếp bạn tôi tên gì, nhưng sau này tôi vỡ ra rằng ông ta là người cùng phe Giang Thanh tên là Nam Thanh phó bí thư đoàn thanh niên dân chủ, năm 1965 giữ chức bộ trưởng giáo dục.
Tôi trở về tổ quốc mong trở thành nhà phẫu thuật nơ-ron và giúp đất nước trong lĩnh vực y học, nhưng lại bất ngờ rơi vào sào huyệt đảng cộng sản Trung quốc. Bắc Kinh vừa mới được giải phóng, tuy nhiên nội chiến vẫn còn tiếp diễn, nước cộng hoà nhân dân Trung hoa vẫn chưa ra đời chính thức. Trước khi lập chính phủ và chuyển giao quyền lực cho nó, các lãnh tụ cộng sản quyết định nằm lại ở Xương Sơn. Tại đấy có Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc và tất cả các cơ quan trực thuộc, cả Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức – ba trong số những nhà lãnh đạo cao cấp đảng cũng sống ở đó. Chỉ có Chu Ân Lai và Nhậm Bích Thế ở chỗ khác.
Bệnh viện nơi tôi làm việc không phải là một phần của đại học tổng hợp và sau khi thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung hoa nó thuộc Ban tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung quốc so Dương Thượng Côn lãnh đạo, ông này năm 1988 là Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung hoa. Ban tổ chức thuộc Ban chấp hành trung ương lo việc an ninh, sinh hoạt vàtổ chức hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc – Mao và cả 4 bí thư cao cấp. Ban tổ chức là cơ quan bí mật nhất và ngay cả nhân viên thậm chí cũng không biết gì về cơ cấu và chức năng của nó. Chỉ có giới chức chóp bu đảng biết mà thôi.
Đầu những năm 50 Ban tổ chức gồm 8 bộ phận trực thuộc:
Vũ Trần Phổ và La Đạo Nhương phụ trách Ban hành chính-quản trị. Trách nhiệm của nó là cung cấp phương tiện làm việc cho các lãnh tụ đảng, cung cấp đồ ăn, mọi thứ cần thiết, sửa chữa vàxây dựng nhà cửa cho công việc cũng như cho cá nhân, lo xe cộ, phương tiện giao thông và liên lạc và các tiền nong.
Uông Đông Hưng phụ trách Ban bảo vệ trung ương, sau này ông đồng thời giữ chức thứ trưởng công an mà Đào Thụy Sinh là bộ trưởng, đảm bảo anh ninh và sức khoẻ cho giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc. Ngoài phần lo bảo vệ tất cả lãnh tụ đảng, Uông Đông Hưng cũng lo luôn an ninh cho chính Mao và vì thế Uông luôn luôn nằm ngoài tầm kiểm soát. Hệ thống an ninh, thậm chí trong thời ấy, được thanh lọc kỹ càng. Giúp Uông chăm lo sức khoẻ lãnh đạo còn thêm cả bộ y tế đứng đầu là Phó Liêm Chương. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên, là phục vụ chụp ảnh thậm chí cũng nằm dưới sự kiểm soát của Uông Đông Hưng.
Diệp Tử Long phụ trách Ban thư ký để lo về tổ chức và tiến hành các buổi hội thảo của đảng và tuyên truyền, ghi văn bản các bài phát biểu, và gửi, nhận bưu kiện, văn thư. Bản thân Diệp Tử Long lại còn là thư ký tin cẩn của Mao. Với tư cách này Diệp phải theo sát để cung cấp cho lãnh tụ tất cả các thứ cần bao gồm thức ăn, tiền nong và vào sổ sách và bảo quản tất cả quà cáp gửi tới Mao. Nói chung người thư ký thường là người phục vụ riêng.
Ban thư ký chính trị, có trách nhiệm cung cấp cho lãnh đạo tất cả các thông tin cần thiết, cũng như các văn bản báo cáo và tài liệu. Năn 1949 phụ trách bộ phận này là Trần Bá Đạt, thư ký chính trị chính của Mao.
Mao cũng có một số thư ký chính trị trong số đó có Giang Thanh vợ ông, Hồ Kiều Mục và Điền Gia Anh. Những nhà lãnh đạo khác cũng có ban thư ký như thế số lượng của nó thay đổi và các bà vợ của chính giới lãnh đạo cũng tham gia ban này.
Ban bảo mật do Lý Chí Dương và ban cơ yếu do Vương Kha đứng đầu là cơ quan bí mật nhất của Ban tổ chức. Nhiều người trẻ và tài năng làm việc ở đó. Họ phải có trí nhớ tuyệt vời biết cách hoá mã và giải mã các thông tin khác nhau chủ yếu là các bức điện đặc biệt. Bộ mã ấy khác hẳn với bộ mã điện báo chính thức của Trung quốc và luôn thay đổi để bảo toàn bí mật. Nó dùng để truyền tin bí mật trong nội bộ lãnh đạo và giới quân sự cao cấp. Nhân viên được đào tạo trong một trường đặc biệt ở Trương Dương Kiều, tỉnh Hà Bắc, mõi mmnhân viên cơ yếu đều mang một bí số riêng. Họ phải biết bộ khoá mã và cần bảng và dẫn giải tra cứu. Khi lớn tuổi, trí nhớ giảm đi thì họ chuyển sang việc khác.
Ban cơ mật đảm bảo an toàn bí mật khi truyền và nhận thông tin giữa các nhà lãnh đạo đảng và quân đội trong nước. Phần đông cán bộ của cơ quan này xuất thân từ thành phần cơ bản và thường là không được học hành gì cả, thậm chí không biết đọc biết viết. Họ làm công việc giao liên và đưa chỉ thị xuống các tỉnh xa ở Trung quốc. Người ta đòi hỏi họ không phải là học hànmh mà là lòng trung thành tuyệt đối về mặt chính trị.
Ban lưu trữ do Tăng Sơn phụ trách có nhiệm vụ ghi chép các số liệu lưu trữ
Ban hậu cần vận tải do Đặng Đình Tường phụ trách đảm nhận cung ứng vận tải để cung cấp tất cả các thứ cần thiết cho cơ quan đảng.
Bệnh viện chúng tôi trực thuộc La Đạo Nhương và Phó Liêm Chương, có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ của tất cả những người làm việc trong cơ quan đảng. Tất cả biên chế Ban tổ chức, từ những nhà lãnh đạo cao cấp đến nhân viên quèn và gia đình họ, đề là bệnh nhân của tôi. Mọi người phần đông là trẻ và khỏe mạnh hiếm khi đến bệnh viện, bệnh thì xoàng nê không cần kiến thức và kinh nghiệm y học. Và dù rằng mơ ước của tôi thành bác sĩ phẫu thuật nơ-ron bị tan thành mây khói, ở Xương Sơn tôi là bác sĩ duy nhất có bằng cấp và quen biết nhiều gương mặt những người lãnh đạo. Tôi còn trẻ và tự trọng, và người ta tâng bốc rằng tôi làm việc bên cạnh lãnh đạo đảng cộng sản Trung quốc. Tôi đều kính trọng và ngưỡng mộ tất cả các bệnh nhân. Những con người này thực hiện cuộc cách mạng và sẵn sàng hy sinh cho tổ quoóc của chúng ta. Họ rời gia đình của mình từ thời thanh niên trai trẻ tham gia Trường Chinh, chịu đựng nhiều gian khổ và mất mát. Họ làm nên chiến thắng chói loà đối với bọn banns nước Tưởng Giới Thạch. Hộ cốang hiến toàn boọ sinh lực của mình cho sự nghiệp xây dựng một nước Trung hoa mới, coi thường lợi ích và quyền lợi cá nhân. Trước đó tôi tôi chưa hề gặp những người như thế này và thành tâm kính phục lòng dũng cảm và tin bào tương lai đất nước tôi.
Tôi ở trung tâm Cách mạng Trung quốc, và tánhung sướng không những đã trở thành người chứng kiến việc thành lập chính thức nước cộng hoà nhân dân Trung hoa, mà còn chúc mừng sự kiện vĩ đại này bên cạnh những lập nên nó.
Đó là ngày 1 tháng mười năm 1949. Tất cả mọi người ở Xương Sơn thức dậy lúc 5 giờ sáng, một buổi sáng tinh sương không khí tươi mát đến ngạc nhiên, để lên đường vào Bắc Kinh được trang hoàng đẹp đẽ trong buổi sáng ngày ấy. Xe tải chở chúng tôi đến quảng trường Thiên An Môn, khi đó chưa tới 7 giờ. Chúng tôi tập hợp đội ngũ ở chiếc cầu đá gần cổng Thiên Bình, cổng này thời cổ là lối vào Cấm Thành. Khi đó quảng trường nhỏ hơn bây giờ, vàở đó nhiều mhà nhỏ tồi trong những năm trước đây dùng cho quan lại chờ gặp hoàng đế. Toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung hoa và bảo tàng cách mạng được xây trên quảng trường vào năm 1959, nhân dịp 10 năm thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung hoa. Trên quảng trường có nhiều đám đông người – đại diện nông dân, công nhân, trí thức và dân chúng trên khắp đất nước rộng lớn. Tôi thấy rõ lễ đài, trước khi khai mạc đã có nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Trước biển người hàng nghìn lá cờ đỏ vẫy tung và Bắc Kinh điêu tàn đổ nát dường như được tiếp máu và hồi sinhứ. Đám đông người hô lớn: Cộng hoà nhân dân Trung hoa muôn năm! Đảng cộng sản Trung quốc muôn năm!. Vang lên bài hát cách mạng.
Đám đông người lạc quan cầm biểu ngữ và hát vang tiến vào quảng trường tăng dần. Đúng 10 giờ, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác xuất hiện trên lễ đài. Trời đất như vỡ tung. Mao là thần tượng của tôi từ anh tôi giải thích cho tôi rằng đây là vị lãnh tụ vĩ đại, cứu tinh của Trung quốc. Hôm ấy tôi lần đầu tiên thấy Mao. Thậm chí làm việc ở Xương Sơn tôi không thấy ông, dù rằng tôi sống cách không xa dinh thự ông là mấy.
Mao là người cao lớn khoẻ mạnh. Ông tròn 56 tuổi trước đây chưa lâu, nhưng trông ông khá trẻ. Khuôn mặt ông vẻ đôn hậu, dưới mái tóc đen và dây là vầng trán cao. Giọng ông vang lên. Giọng ông âm vang, phong thái toát lên vẻ tự tin và người mạnh mẽ. Ông mặc bộ quân phục như trong ảnh mà mọi người thấy trên sách báo. Chính phủ mới đã được thành lập, và Mao phát biểu với tư thế của Chủ tịch Cộng hoà Nhân dân Trung hoa, đại diện không phải cho đảng, mà cho chính quyền nhà nước. Ông mặc bộ quần áo xám xẫm giống hệt bộ quần áo Tôn Trung Sơn đã mặc (sau này bộ quần áo này gắn liền với Mao), đầu ông đội chiếc mũ công nhân thường đội trong các ngày lễ. Trên lễ đài đứng cạnh ông là những nhân vật đại diện cho những người không đảng phái và tổ chức như để xác nhận sự tồn tại của một mặt trận thống nhất. Bà Tống Khánh Linh đẹp đẽ, vợ goá của Tôn Trung Sơn, người đánh đổ triều đại phong kiến cuối tình và mở cho Trung quốc con đường mới phát triển.
Trung tâm của sự chú ý, tất nhiên, là Mao, Ông chỉ đạo rất chắc chắn và thậm chí không tỏ vẻ của sự cao ngạo. Tôi nhiều lần thấy Tưởng Giới Thạch, khi hắn còn nắm quyền lực. Tưởng luôn luôn tỏ ra cách hẳn với người khác và thích tỏ được thuộc hạ tâng lên. Mao tỏ ra là khác hẳn.
Mao có sức thu hút như nam châm. Dù rằng bài phát biểu của ông không hề tỏ vẻ giọng quý phái, giọng Hồ Nam của ông cũng không cũng được đón nhận như giọng đáng yêu. Mượt mà và sang sảng giọng ông thôi miên đám công chúng Nhân dân Trung quốc đã vùng dậy – Mao bắt đầu và đám đông cuồng nhiệt đáp lại lời ông bằng tiếng vỗ tay chúc mừng cộng hoà nhân dân Trung hoa và đảng cộng sản. Tim tôi rung lên vì sung sướng, mắt tôi tràn lệ vì hạnh phúc. Tôi rất tự hào về nước mình tin vào tương lai thịnh vượng của nó. Những năm bị đè đầu cưỡi cổ, ách nô lệ và tủi nhục vĩnh viễn trôi qua. Tôi tin rằng Mao là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung hoa và là người khai sinh ra lịch sử nước Trung hoa mới. Tôi đứng cách ông chỉ vào bước chân, nhưng tôi cảm thấy sao mà xa thế. Tôi là một bác sĩ quèn, còn ông là lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Ngày hôm ấy tôi thậm chí không thể hình dung rằng chỉ một thời gian ngắn sau tôi thành bác sĩ riêng của ông, theo sát ông 22 năm liền và chứng kiến cái chết của ông.
Tháng 12 năm 1949, sau ngày lễ, Mao Trạch Đông đến Moskva, ông ở đấy vài tháng, ký với Stalin Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Trung quốc và Liên-xô. Tháng 2-1950 ông quay về Trung quốc, và ngay sau đó chuyển từ Xương Sơn về Bắc Kinh. Tư dinh của ông là cung điện nằm trên vườn thượng uyển trong Cấm Thành. Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản lần lượt chuyển về đây chiếm các ngôi nhà sang trọng của vua trước đây. ở Xương Sơn chỉ còn lại Ban hành chính quản trị và ban bảo mật tài liệu. Bệnh viện chúng tôi chia làm đôi. Một phần ở Bắc Kinh để chữa các nhà lãnh đạo và phần còn lại nằm lại Xương Sơn do tôi phụ trách.
Nếu không phải ngẫu nhiên, thì đời tôi có thể đã khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét