Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

‘Thuyết âm mưu’ về phiến quân IS - Tiến sỹ Nguyễn Phương Mai - Amsterdam University of Applied Sciences


Phiến quân IS đang chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Syria và Iraq
Với sự man rợ không cần giấu diếm, hẳn nhiều người cho rằng IS (Islamic State) đang tự cô lập mình bằng muôn vàn kẻ thù.
Trong cuộc trò chuyện gần đây với những người bạn Hồi giáo, tôi nhận thấy các cuộc tranh luận của họ không bao giờ thiếu món ăn đặc trưng của những đất nước vùng Trung Đông: Thuyết âm mưu.

Tiền của IS ở đâu ra?

Thuyết âm mưu: “Israel và bè lũ Do Thái luôn tìm cách lũng đoạn Trung Đông”; “Mỹ bí mật tài trợ cho IS để tạo cớ cho sự có mặt quân sự tại khu vực”
Trong thực tế, IS được tiếp năng lượng chủ yếu từ hai nguồn tài chính sau.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

"MỘT NỬA SỰ THẬT CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG TÌM ĐẾN SỰ THẬT"

 Tên áo thun xám là an ninh văn hóa, trên FB nick của hắn là Thao thức Sài Gòn.

Bắt đầu già, tự nhiên khám phá: "MỘT NỬA SỰ THẬT CHÍNH LÀ CON ĐƯỜNG TÌM ĐẾN SỰ THẬT" và...

Điều đó chỉ đúng khi ta đã biết được sự thật.

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Lê Đại Hành phá Tống


PGS. TS. Trần Bá Chí

Lê Đại Hành tên thật là Lê Hoàn, sinh tại động Hoa Lư, xã Trường Yên, nay thuộc tỉnh Ninh Bình. Khi lớn lên, do cuộc sống khó khăn, ông phải theo cha mẹ đến làng Bảo Thái, huyện Thanh Liêm nhờ dân làng giúp đỡ, làm nghề đánh bắt tôm cá để kiếm sống. Ở đó một thời gian, gia đình ông lại trở về quê cũ Trường Yên. Không lâu sau, cha mẹ ông đều mất, ông phải dựa vào người trong họ là ông Lê… làm chức Quan Sát ở huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá để sinh sống và học hành. Với tuổi trẻ chí cao, ông học rất giỏi, văn võ toàn tài. Năm 16 tuổi[1], ông nghe tin ở quê hương Hoa Lư có con quan Thứ sử họ Đinh tên là Bộ Lĩnh đang kết nạp nhân tài nhằm đánh dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Ông về vái lạy cha nuôi là Lê Quan Sát, xin được đi theo lời kêu gọi của Đinh Bộ Lĩnh. Rất may mắn, ông được Lê Quan Sát đồng tình và khuyên ông nên sớm theo.

Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Bên Bỏ Cuộc phần cuối: Tôi bước qua bên bỏ cuộc!




Nói một lần rồi thôi: Tôi bước qua bên bỏ cuộc!


Khi đi tìm bên bỏ cuộc, chợt nhận ra rằng họ, những người tôi tìm ra, đều là người tử tế. Người tử tế có nhiều và rất nhiều chứ không phải
hiếm hoi như tôi đã nghĩ. Họ là những ai? Họ làm gì? Họ chính là những người xung quanh bạn đấy thôi, chỉ có điều vì nhiều lý do bạn đã không thể nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra vì cái định kiến của mình.

            Hòa hợp, hòa giải dân tộc phải chăng là không thể?

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Bên Bỏ Cuộc Anh Là Ai? phần 2

 Lòng mẹ bao la như biển Thái bình dạt dào…

Khi người mẹ dang tay che chở cho những đứa con lạc loài, cả thằng việt cộng hay thằng cộng hòa thì hẳn mẹ không hề nghĩ rằng mẹ anh hùng. Chỉ đơn giản là lòng mẹ lúc nào cũng bao la, thế thôi. Thế mà họ đã lạm dụng hình ảnh của mẹ để làm bức bình phong tô điểm: Bà mẹ việt nam anh hùng. Ắt hẳn họ cũng không ngờ cái câu đó giờ lại là một câu chửi của bọn trẻ. Những người mẹ mà tôi biết họ bình dị hơn nhiều, và cuộc đời họ cũng phong ba bão táp không kém. Có bà thì bị chính những đứa con mà bà che chở, dưỡng nuôi quay lại lấy đất của bà với danh nghĩa sở hữu toàn dân. Có bà thì cắn răng xa đứa con nuôi lai Mỹ khi nó về với quê cha chỉ vì dòng họ cách mạng của bà không cho họ đi cùng. Còn bà khác thì sau khi chứng kiến những tội ác của việt cộng ở Huế, sau giải phóng đã vượt biên để tránh xa những kỉ niệm đau thương đó.

Bà mẹ trước cuối cùng cũng đã bỏ cuộc, bỏ lại danh hiệu vợ liệt sỹ, gia đình cách mạng và cựu biệt động anh hùng để ra đi theo tiếng gọi của yêu thương. Đứa con lai mà ngày xưa vào cái năm 68 kinh hoàng trong thành phố Sài Gòn bà đã nhận nuôi mà không hề hay biết, trong cơn mê của kì sinh nở đứa con ruột của bà đã mất, người em thấy vậy sợ bà bị hậu sản đã xin đại một đứa nhỏ để thay thế. Chuyện bà mẹ cách mạng lại có đứa con lai là như thế, nhưng như đã nói: lòng mẹ là bao la cho nên cuối cùng bà cũng đã cómột cuộc sống hạnh phúc suốt 10 năm nơi xứ lạ, một câu chuyện có hậu dù đầy cay đắng.

Bà mẹ thứ hai ở Huế sau khi vượt biên đã không chỉ cày bừa để nuôi bầy con cộng hòa, mà bà còn nuôi dạy luôn đứa con của việt cộng khi nó về làm dâu nhà bà. Bà đã không hề so đo rằng con bé là con của cán bộ việt cộng, dù cả cha lẫn mẹ nó đều là cán bộ tập kết về Nam sau ngày giải phóng. Đơn giản bà là mẹ, nó là dâu con và lòng mẹ lúc nào cũng bao dung. Nhưng đứa trẻ thì khác, nó vừa bị va đập giữa 2 nền văn hóa, vừa bị chao đảo bởi những lý thuyết chính trị. Trong quá trình tìm ra sự thật, cho dù ở một đất nước tự do nó vẫn bị dập vùi không thương tiếc. Cô ấy đã phát hiện ra nhiều điều trong quá trình đi tìm nguồn cội, một trong những điều đó là trong đám người di tản, vượt biên đó có cả những người phe cha mẹ cô, họ ra đi vì sợ….Và mãi đến bây giờ họ vẫn như con chim sợ tên, những người mặt trận dân tộc giải phóng miền nam. Và cũng chính vì lá cờ mà tự trong tiềm thức của cô được cô yêu quí là lý do mà cô bị dập vùi trong một thời gian dài.
Sau đây xin giới thiệu một bài viết của cô:họa sỹ Huỳnh Thủy Châu, một người bên bỏ cuộc.

Chuyện cờ (I)


Hồi Việt Nam,mỗi lần chào cờ là cực hình. Nắng chang chang. Cả đám rúc trong bóng râm của cây me già, cười rút rít. Thằng bí thư chi đoàn cứ quay xuống gầm gừ. Tôi đứng trề môi nhìn nó. Bất cần. Lúc sau con bé kế nhà sáng thứ hai đi làm lại áo dài. Nó làm ở báo Công An. Sáng thứ hai phải chào cờ. Tôi nghĩ. Đúng là vẽ chuyện. Sao chào cờ lại cứ phải áo dài. Áo dài mà trong đầu không kính trọng lá cờ đó thì cũng như không. Lá cờ đỏ sao vàng lúc đó chẳng ý nghĩa gì. Cho tới khi sang Mỹ. Thấy bà con dân ta nhúng cái cờ đỏ sao vàng trong toilet hay dẫm đạp lên mỗi lần biểu tình. Tôi mới chợt thấy xót xa. Vời vợi nhớ tới những buổi chào cờ cháy nắng. Chợt yêu lá cờ của mình. Rồi sẳn yêu luôn cái cờ của " người ta". Chợt hiểu tại sao người ta làm vậy. Chợt. Hiểu ra nhiều thứ lắm.

Rồi những lớp art. Rồi những bài tập. Khiến tôi chú ý tới lá cờ nhiều hơn. Rồi ghiền gẫm. Một lần ông thầy dạy lịch sử Việt trong Berkekley giảng về lịch sử Huế, vua và thời Pháp thuộc. Ông nói lúc Nhật vô chiếm Việt Nam một năm, tụi nó rất mị dân. Cho vua Việt được treo cờ Việt. Mình hỏi. Thế cái cờ đó hình thù ra sao. Ông ớ người. Tao không biết. Hình như chỉ là cờ phướn. Kiếm tài liệu cũng không có nhiều. Thế là tôi "set up" cho một project cho riêng mình. Cờ Việt Nam. Project đó giúp tôi kiếm được cái scholarship làm cái solo show. Giờ vẫn còn trang website của U.CBerkeley đó nha.

Whatever. Dài dòng chuyện cờ cũng chỉ để kể về một lá cờ khác của dân Việt Nam mà bây giờ nhiều người không biết/ hay quên/ hay là không hề biết tới. Lá cờ mặt trận giải phóng Việt Nam miền Nam.

Dân nho nhỏ sau 1975 không biết/ hay quên/ hay không nhớ.... Giờ viết ra cho nhớ nè.

Lần đầu tôi chú ý tới lá cờ này là vào 2005. Má trao cho tôi cuốn ký hoạ Má vẽ hồi những năm 60. Má nói. Chừng nào rảnh phóng to ra cho Má nhá. Cuốn ký hoạ dày cộm với những mẫu tranh nho nhỏ. Vẽ bằng đủ thứ vật liệu. Nhìn là biết hồi xưa Má có gì xài nấy. Sáp, chì, bột màu....trên giấy đủ loại. Má vẽ tranh cổ động tuyên truyền giải phóng miền nam Viêt Nam nhiều lắm. Hồi xưa đa số hoạ sĩ ngoài bắc vẽ những chủ đề đó. Má cũng vậy thôi.Tranh của Má vẽ lá cờ MTGPMNVN với những cô du kích tai bèo và bông sen trông tình tứ lãng mạn hun đúc nhiệt huyết của cả một thế hệ trẻ ngày xưa. Với một niềm tin bất diệt. Giải phóng miền nam Việt Nam.









Những cái tranh nho nhỏ này tôi đã thấy từ lâu lúc còn nhỏ con nít hay lục lọi đồ của Má những khi Má vắng nhà. Nhưng mãi tới 2005 mới bắt đầu cảm thấy cái đẹp của nó. Bảng màu của Má vẽ lung linh thế kia. Giờ có phóng thiệt to, thì chắc tôi cũng ko thể nào vẽ lại được cái màu sắc thần kỳ rực rỡ của Má được. Con em hỏi. Tự nhiên bà làm họa sĩ hồi nào vậy. Trước giờ đâu có thấy bà quan tâm tới mấy cái này. Cười với em chứ dek biết trả lời . Tới giờ tôi vẫn còn đang đi tìm câu trả lời cho câu hỏi của em.

2005 đi bảo tàng Hà nội với Má. Trong bảo tàng treo đóng khung lồng kiến duy nhất một lá cờ MTGPMNVN bạc  phết. Lá cờ bây giờ chỉ là một phần của lịch sử. Nằm đó. Im thin thít. Tới 2008, trong một lần rất tình cờ coi YouTube, tôi phát hiện ra lá cờ ngạo nghễ được cắm trên nóc dinh độc lập ngày 30-4 là lá cờ MTGPMNVN chứ không phải là cờ đỏ sao vàng. Tôi rùn mình hết cả tuần. Thảng thốt không biết tại sao.

Câu hỏi được đặt ra là. Tại sao lúc đó bộ đội miền Bắc lại xài cờ MTGPNMVN chứ không cở đỏ sao vàng. Vì hầu hết những người húc đổ cánh cổng dinh độc lập là bộ đội miền bắc. Mắc mớ chi lại xài cờ của MTGPMNVN? Mà tại sao lúc đó Việt Cộng miền Nam ở đâu không ra mà toàn bộ đội miền Bắc?

Tôi có một cô bạn cũng quan tâm tới những chuyện "người dưng đèo bồng bí hiểm không có dinh líu tới bản thân mất thời gian " như thế này. Tôi kể cho cô nghe. Ha ha cô cười. Không nhớ Mậu Thân à. Việt Cộng lúc đó chếthơn 90% rồi. Ở đâu còn mà đi lái xe tăng rồi cắm cờ. Tôi băn khoăn tiếp.Sau 1975, cờ GPVN tự nhiên biến mất. Hồi nào. Cách nào. Với lá cờ vàng ba sọc đỏ,người ta xé hay đem ra  đường  đốt đi. Lá cờ GPMN thì có ai làm thếkhông. Sao tự nhiên không còn một lá cờ nào? Tại sao? Rồi giải thích làm sao đểdân miền Nam thay thế lá cờ của họ bằng lá cờ đỏ sao vàng. Ý nghĩa của lá cờGPMNVN này là sao.... Tôi nhớ coi những cuốn film tài liệu bà con Sài Gòn bí mậtmay lá cờ GPVNMN chuẩn bị đón quân giải phóng vô Sài Gòn. Rầm rộ lắm .Thoát một cái. Sạch trơn. Không ai biết hay quan tâm tới nữa.

Cô không trả lời những câu hỏi hầm ba làng của tôi mà cứ tưng tửng kể. Sau giảiphóng, 10% Việt Cộng còn lại either vượt biên sang đảo Guam để tránhbộ đội miền Bắc nếu không muốn bị thanh toán. Cô xài chữ "purge"( thanh trừ). Ai còn ở lại thế nào cũng bị " purged". Chuyện Việt Cộngmiền nam ở lại bị "purged" như thế nào thì chuyện ai nấy biết nhá.Quyền lực miền nam sau giải phóng thế nào vào tay ai thì mỗi người thời cuộclúc đó sẽ là nhân chứng nhá. Còn chuyện Việt Cộng chạy sang đảo Guam là cóthật. Một cô bé bạn chồng ngày xưa từ Guam sang học ở L.A kể lại chuyệnnày. Ba tao là Việt Cộng. Sau 1975 chạy mất đất ! Tôi heo hút nghĩ. Chạy mất.Bỏ lại bảo tàng một lá cờ. Bi và Hùng như thế nào. Ai biết !

Tất nhiên những câu hỏi này được ít nhiều giải đáp trêninternet. Đầy ! Sách và film trên Youtube. Coi riết ghiền luôn. Chồngthan. Em coi hoài không bị nhức đầu à. Tài liệu tôi gom góp như thế nào thì tôisẽ không kể ra đây. Vì còn quá nhiều câu hỏi chưa có câu trả lời. Mỗi ngườimột cách nhìn. Tôi chỉ muốn kể ra đây kinh nghiệm riêng tư của tôi tới tưcách hoạ sĩ về lá cờ GPMNN . Tại sao tôi yêu lá cờ này ! Tại sao tôi muốn làm sốnglại lá cờ này chí it qua những art projects của mình. Làm sống lại một lá cờkhông phải ngày một ngày hai. Tôi đang làm. Không biết chừng nào thì xong.Cứ làm thôi.

Mai mốt tiếp phần hai nhá

Chuyện cờ (II)


Cô bạn của tôi là một người rất "mê" tranh của tôi. Trên đời hiếm có ai mê tranh Lún Ghẻ. Cô này là một, hay là người duy nhất. Những cái to to, tôi cho cô, cô về treo thiệt trang trọng trong nhà. Cô viết sách. Dành hẳn một chương (trong 6 chương ) phân tích tranh của tôi. Hình bìa, cô chọn một cái có dính líu tới cái tác phẩm dưới đây. Làm họa sĩ, chỉ vậy thôi là sướng rồi.

Hai đứa hay hú hí với nhau. Hết bàn chuyện nghệ thuật lại lịch sử. Rồi nghệ thuật phản ánh lịch sử ra sao. Bữa tôi ngồi kể chuyện may hai lá cờ lại với nhau cho cô nghe.


Tôi nói. Nếu phân tích ra theo kiểu art,thì hai cái cờ này vẫn còn thiêu thiếu cái gì đó nha.  Lúc tao may hai cái cờ này lại rồi. Treo lên. Nhìn rất thõa mãn. Thế là xong. Một hình hai lá cờ. Nhưng về lâu về dài. Đúng là có cái gì lấn cấn. Cô nói. Mày rắc rối quá. Không.Thiệt mà. Cô nói tôi rắc rối nhưng cô rất hăm hở nghe tôi giải thích. Chỉ có mày rảnh mới ngồi suy nghĩ ra lắm chuyện như thế này thôi.Mà...tao lại thích nghe mới chít chứ ! Nè.

Hai cái cờ này cùng có hai màu đỏ và vàng. Thiết kế của cái cờ đỏ sao vàng nhìn rất trung tâm. Rất focus. Ngược lại, cái cờ ba sọc đỏ nhìn yếu đuối hẳn nếu để kế bên cái cờ đỏ sao vàng. Thường thường, những đường thẳng thường có chức năng đường diềm bao quanh phạm vi hơn là đứng vào trung tâm. Nếu xét về Ying and Yang. Cờ đỏ là Ying và cờ vàng là Yang. Cờ đỏ là nam cờ vàng là nữ.(Hay là ngược lại).whatever. Ying và Yang không tách rời nhau ra nhưng cũng không hẳn thuộc về nhau. Tận cùng vấn đề thiệt ra Ying và Yang ở hai thế giới rất khác nhau.Vàng và đỏ đâu đó cũng thế.

Bữa hai đứa đi mua vải may một cái baby quilt cho đứa con của cô. Cô hỏi may làm sao. Cả tuần vắt óc suy nghĩ. Cờ phật. Tao sẽ may cho baby của mày một lá cờ Phật nhá. Cờ Phật có năm màu. Mỗi màu tượng trưng cho một sắc dân và một ý tưởng thiêng liêng của nhà Phật.

Hình chụp 1962 trong một cuộc biểu tình tổng thống Ngô Đình Diệm của Phật giáo Việt Nam. Bất kể chuyện chính trị, hình hai nhà sư bận đồ màu cam ngồi bình yên chính giữa đám áo đồng phục trắng sinh viên học sinh trong một khuôn viên rộng lớn . Cái qui mô của cuộc biểu tình cộng với cái rất thiền của đạo Phật làm thành một bố cục rất thiêng liêng và rất dân tộc làm tôi rùn hết cả mình nha. Dân Viêt Nam 70% theo đạo Phật ngàn đời nay rồi. Ông Diệm không hiểu  hay lờ đi cái điều quan trọng này?


Cái mẫu cờ Phật năm màu với cái hình bên trên là nguồn cảm hứng chính cho cái baby quilt này nè. Bữa đó, hai đứa thức tới 3-4 giờ sáng làm cho xong cái này. Làm xong hí hửng tợn. Baby quilt, tôi xài vải coton lót vải gòn bên trong. Chỉ dùng máy may đạp những đường chính. Còn bao nhiêu thì hai đứa thay phiên viền bằng tay. Làm xong chỉ muốn ôm mà ngủ thôi chứ không muốn... đưa cho đứa bé được tặng nữa. Sau này, tôi có làm thêm hai ba cái giống vậy cho baby shower con của Bon và một người bạn khác. Hàng Lún Ghẻ. Hàng độc không à nha.


Biểu tình chống chiến tranh ởWashington 1969. Một lá cờ GPVN nhỏ nhoi được focus vô ngay trung tâm nha.Cái dù màu vàng đỏ và hình như có chút xanh xanh phía dưới làm cả mộtkhung gian màu đen sinh động hẳn lên.



Coi xong tấm hình đó cộng thêm những đêm thâu suốt sáng nói chuyện về Việt Nam với cô bạn tôi, tôi quyết định làm thêm một cái quilt khác. Lần này bỏ thêm cái cờ GPMN này cùng với hai lá cờ kia. Phần nền tôi thêu hai bài quốc ca của hai bên. 9 tháng ròng rả cho một project. Lúc treo lên ngồi dòm lại, sau khi nốc hết một chai rượu chát. Thì tôi phát hiện ra được một chân lý.

Hai lá cờ cỏ và vàng thiếu một màu khác để cân bằng hai màu vàng và đỏ. Bữa phát hiện ra chuyện này á. Cứ ngồi lạnh hết cả người nha.

Theo thuyết color theory, màu vàng đỏ và xanh da trời là ba màu chính ( primary color) của bảng màu. Primary colorsl à những màu chính lấy trong thiên nhiên chứ không có thể pha bằng màu khác.Trái lại, những màu này có thể đi pha hàng trăm hay tỉ các màu khác nhau (tất nhiên là có thêm đen và trắng ). Lá cờ GPMNVN tạo ra từ ba màu chính (màu xanh trên đây có pha chút trắng rồi) nên nhìn nó hoàn thiện hơi hai lá cờ đỏ và vàng. Số ba lúc nào cũng cân bằng hơn số hai. Nên có lẽ nhìn hiền lành hơn chăng. Mà nhìn cũng vững chắc hơn. Hai màu đỏ và vàng pha lại chỉ thành màu cam. Màu của trái cây, của mùa thu hoạch, của lúa, hay đơn giản là của lửa. Nhưng ba màu primary pha lại thì thành màu nâu chắc nịt, nhu mì, bao la, bao dung của Đất !

Đất !  Lá cờ này được tạo ra từ đất. Cũng như lá cờ Phật, năm màu đó trộn chung lại thì sẽ ra màu nâu sòng giáo lý của Phật. Mọi thứ trên đời có liên quan liên hệ với nhau như ying và yang, cuộc sống của một người không thể tách rời với thiên nhiên hay rất  phụ thuộc vào thiên nhiên để tồn tại. ( Nghe rất environmentalist friendly, hehhêh 5000 năm trước, Đức Phật đã nghiệm ra chân lý này rồi). Đó là lý do tại sao bỗng dưng tôi lại yêu lá cờ hay hơn hai lá cờ trên kia.  Đất thì về với đất. Có mần chi nữa. Đời vẫn cứ phù du. Người tạm, cờ cũng tạm huống chi là lý tưởng chính trị, tiền bạc và của cải. Mọi thứ rồi cũng sẽ về với đất. Cứ nghĩ vậy tựnhiên thấy lá cờ ba màu lộng lẫy hiền lành tử tế bao dung vời vợi hẳn ra. ( chữtử tế cho lá cờ này là xài lại của chú Gác).

Suy nghĩ lởn vởn tới đây. Tôi tạm coi như là một cái mốc rất lớn để tôi dừng lại thở dốc môt cái rồi đi tiếp với những projects lớn hơn, qui mô hơn về lá cờ GPMNVN. Tôi miên man nghĩ tới đia đạo Củ Chi, những trận đánh oanh hùng của Việt Cộng từ lòng đất. 300km đia đạo được đào bí mật liên tục 20 năm.... là khởi nguồn của lá cờ này đây. Mậu thân, khi mà Việt Cộng vùng vẫy tấn công Sài Gòn rồi bi giết gần hết....

Những sự kiện quan trọng đó gắn bó rất mãnh liệt keo sơn với lá cờ GPMNVN chứ không gắn liền với lá cờ đỏ sao vàng. Dấu biến lá cờ GPMNVN trong bảo tàng, lớp trẻ không ai biết nhất là mỗi lần kỷ niệm 30-4, hay Mậu Thân hay những cái gì gì đó liên quan tới cuộc chiến tranh giải phóng whatever ! Là dek có fair. Mọi thứ dẫu biết sẽ về với đât. Nhưng tôi yêu lá cờ này mất rồi. Mình còn. Thì sẽ còn mang linh hồn của lá cờ này đi với những art projects của mình. Chỉ vậy thôi. Hai projects nữa ra đời. The 100 hay TếtOffensives hay là Tết Mậu Thân. Và một loạt sách The 300 focuson địa đạo Củ Chi !

Nếu còn hứng, sẽ kể thêm về cái project về địa đạo Củ Chi. Giờ nếu rảnh cứ gú gồ Cu Chi tunnel thì ngoài cả trăm hình ảnh về địa đạo Củ Chi các loại, bản đồ các loại thì chỉ có một tấm tranh duy nhất của Lún Ghẻ về đề tài này thôi nha. Đã nói rồi, hàng Lún Ghẻ hàng độc. Chấp nhân gian ai muốn copy chi thì copy, không ghi source chơi luôn. Hahahha, hàng rất độc, xài không ghi tên Lún Ghẻ trúng độc ráng chịu ! 

Ps: cám ơn Mr Nguyễn Phi đã gợi ý rồi nhắc nhớ Lún Ghẻ cho đề tài này. Bản thân Lún Ghẻ xông pha chuyện này một mình một ngựa chứ không có ham hố chia sẽ với ai. Có người như cô bạn Lún Ghẻ và anh Phi quan tâm như vậy. Thấy hạnh phúc lắm nha !

Huỳnh Thủy Châu

Thứ Ba, 2 tháng 4, 2013

Bên Bỏ Cuộc, anh là ai?



Di Tản                  


Ngày 30 tháng 4, 1975 là ngày chính thức ghi nhân sự sụp đổ của Việt Nam Cộng Hoà trước làn sóng xâm lăng của cộng quân. Cuối tháng 4,1975 đã có những đợt rời Việt Nam của các  nhân viên và gia đình các sứ quán, công ty ngoại quốc cũng như nhừng người Việt có phương tiện riêng hoặc  được các cơ quan Hoa Kỳ và các nước đồng minh bảo trợ.  Ngày 29 tháng tư 1975, Tổng Thống Hoa Kỳ Gerald Ford chính thức ra lịnh khỏi động chiến dịch “Frequent Wind” để di tản quân nhân,  nhân viên dân sự Mỹ và một số  người Việt đã từng cộng tác hay liên hê với chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa rời khỏi Việt Nam để tránh  bị Cộng Sản trả thù.
Cùng thời điểm này, rất nhiều người Việt Nam cũng đã quyêt đinh di tản.  Họ là những người mà đã ít nhất một lần bỏ nơi chôn nhau cắt rốn, bỏ mồ mả ông bà, tổ tiên để di cư vào Nam năm 1954, họ là những người đã có ít nhiều hiểu biết, kinh nghiệm về cộng sản, họ là những người đã may mắn vượt thoát được sau cuộc triệt thoái của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa khỏi miền Cao nguyên và miền Trung, họ là những người chối bỏ chế độ cộng sản.  Ðó là lý do mà làn sóng người di tản trong tháng Tư 1975 đã làm nhiều người ngạc nhiên với con số khoảng 300 ngàn người và các cơ quan cứu trợ quốc tế đã phải mất nhiều thời gian để giúp họ định cư ở các nước tự do nhất là Mỹ, Canada, Úc, Tân Tây Lan và các trai tạm cư ở Subic Bay (Philippines), Guam, Wake Island, California, Arkansas, Florida, Pensylvania ãa phải mở mãi cho đến cuối năm 1975. 
Chiến dịch ‘Frequent Wind” trên nguyên tắc chỉ kéo dài từ 3:30 chiều ngày 29 tháng tư và chấm dứt vào đúng 21 giờ ngày 30 tháng tư, 1975 khi người lính Mỹ cuối cùng được trục thăng bốc khỏi Sàigòn và trụ sở của cơ quan DAO (Defence Attachés Offfice) của Hoa Kỳ được Thủy quân lục Chiến Hoa kỳ cho phá nổ.  Tuy nhiên với làn sóng người di tản rầm rộ đ ra biển Thái Bình Dương bằng các tàu hải quân, thương thuyền và cả các tàu đánh cá nhỏ,  việc cứư vớt người vẫn được tiếp tục trong nhiều tuần sau đó.  Hạm đội số 7 của Hải quân Hoa Kỳ với các hàng không mẫu hạm Hancok , Midway và  nhiều tàu chiến hạm cũng như nhiều thương thuyền Hoa kỳ và quôc tế đã tham dự vào chiến dịch cứu vớt người trên biển rồi chuyển qua các trai ty nạn ở Subic, Guam trước khi phân tán họ đi tị nạn tai Hoa kỳ và các nước tự do khác như Canada, Uc, Pháp, Anh,  vân vân. Trên thực tế, giai đoan di tản và vượt biên không có sư gián đoạn.  Có chăng chỉ là sự phân chia thời điểm chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt chiến dịch vớt người trên biển mà thôi, còn sự ra đi của người Việt vần tiếp tục không ngừng.

Vượt Biên

Họ ra đi mà không biết mình đi đâu, sẽ đến đâu; đa số không biết gì về đại dương cùng những nguy hiểm của những chuyến hải hành cũng như không biết gì về những khó khăn khác đang chờ đợi họ.  Ðó là lý do mà có lúc người ta đã nói “ nếu có ba người vượt biên thì chỉ có một người đến bến an toàn, một người chết trên biển vì bảo tố, đói khát và hải tặc và một người sẽ bị bắt lại và đi tù”.

The State of the World’s Refugees 2000:
50 Years of Humanitarian Action

Những Người Vượt Biên là ai và tai sao họ phải liều mình đi tìm Tự Do?

Họ chính là những người chậm chân trong giai đoạn Di Tản. Có thể lúc đó họ còn chút hy vọng là những người Cộng sản cũng còn chút lương tâm và sáng suốt không nỡ đối xử với những người dân miền Nam như kẻ thù không đội trời chung và họ sẵn sàng cộng tác với những người Cộng sản để cùng xây dựng một Đât nước Thông Nhất trong Hòa Bình.  Họ đã lầm sau bao nhiêu ngày lầm than tôi mọi cho những người Cộng Sản vô lương.  Họ đã mất hết tài sản, tự do và cả phẩm giá con người dưới chánh sách trả thù tàn bạo của Cọng sản.  Họ có thể chịu nghèo khổ để hy vọng vào một tương lai xán lạn.  Nhưng tương lai chỉ có tù đầy, thù hận và dối trá. Thế hệ của họ coi như bỏ vì họ đã lỡ tin Cộng Sản. Nhưng còn thế hệ con cái họ? Họ không thể chịu cực khổ nhìn con cái họ trở thành những con vật trong xã hội Cộng sản Xã hội Việt Nam đã lùi lại hơn 30 năm sau cái ngày gọi là ‘giải phóng’.  Tương lai họ còn gì đâu ngoài một lối đi duy nhất: Vượt Biên.  Nếu may ra thoát được qua bờ Tự Do thì con cái họ còn có hy vọng sống được một cuộc đời đáng sống. Còn không, đời sống ở Việtnam có khác gì đã chết.  Bới vậy Họ đã quyết chí liều mình  Vượt Biên qua Cam-pu-chia, đến Thái Lan hay  Vượt Biển qua Mã Lai, Nam Dưong, Phi Luật Tân nơi nào cũng được, miễn là ra khỏi điạ ngục Việt Nam bất chấp sự bắt bớ lùng xét của công an, hiểm nguy của hải tặc, bão tố hãi hùng ngoài biển Đông. 

Sau đây là vài trích đoạn từ các tác phẩm viết về  tỵ nạn:

“Người Việt Nam chỉ ra đi trong thế cùng, không còn cách nào có thể sinh sống tại quê hương của mình. Ðây là một cuộc bỏ phiếu vĩ đại chống lại chế độ cộng sản Hà Nội bằng chính mạng sống của mình. Trong số nầy, rất nhiều người mang hoài bảo sẽ có một ngày trở về quang phục quê hương.  Số người tử nạn trên bước đường vượt biên không thể thống kê chính xác được.  Người ta phỏng chừng từ 400.000 đến 500.000 thuyền nhân bỏ mình trên biển cả hay bị hải tặc bắt giết.

Vượt biên năm 1975 là cuộc xuất ngoại vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam kể từ ngày lập quốc.  Ðây là một sự kiện hoàn toàn bất ngờ đối với Nam Việt, Bắc Việt, Hoa Kỳ và cả thế giới.  Trước đó, không một ai có thể tiên đoán được phong trào vượt biên sẽ xảy ra đến mức lớn lao như thế.  Phong trào vượt biên kéo dài từ 1975 đến 1996 ngang bằng với thời gian chiến tranh từ 1954 đến 1975. Tổng số người rời bỏ đất nước bằng tất cả các cách, cộng với những người tử nạn trên đường vượt biên, lên đến khoảng gần bằng tổng số dân chúng và quân nhân Việt Nam cả Nam lẫn Bắc tử trận trong cuộc chiến từ 1954 đến 1975 (khoảng 3,000,000).
(Trích từ nguoiviethaingoai.org)


Trong số hàng triệu người cả di tản lẫn vượt biên đó còn kèm theo một lực lượng hàng ngàn người có nhiệm vụ hoạt động nội tuyến ở hải ngoại. Trong thời gian dài Mỹ đã không thể nhận biết để loại trừ và theo dỏi chính vì sự ồ ạt của cuộc di tản, cả sau nầy khi vượt biên đã trở thành làn sóng thì họ cũng không có giải pháp tích cực nhằm ngăn chặn. Mà chỉ có những giải pháp phân loại qua thời gian như kéo dài sự cho phép nhập cư hay bắt học tiếng Anh tại Philippine. Tệ nhất là khi qua tới đất Mỹ họ (CIA, FBI, INS…) vẫn không có giải pháp thanh lọc thích hợp, cho tới khi họ rút được kinh nghiệm thì đã muộn. Những con sâu đã nằm im chờ thời và hành xử như những người VNCH chống cộng, thậm chí còn quyết liệt hơn cả người thua cuộc.

 Nhưng chính vì vội vàng để thực hiện kế hoạch CS đã không thể đào tạo bài bản cho họ, cũng như việc tuyển lựa nhân sự cũng cập rập do không có thời gian mà bây giờ theo năm tháng, một số trong những người ấy giờ dưới cái mác người Mỹ gốc Việt dần bị chính cái tự do của nước Mỹ cùng với sự hiểu biết của họ thông qua môi trường sống, đi làm, đi học v.v…làm cho họ bị mất dần lý tưởng, những ảo ảnh bị nhồi sọ dần phai nhạt. Cùng lúc những tin tức từ quê nhà khiến cho lòng tin của họ càng lung lay dữ dội. Họ dần trở thành một phần của bên bỏ cuộc, sự im lặng là đặc trưng của nhóm nầy, vì sự bình an của người thân ở quê nhà.
 
Cùng với họ, một nhóm khác cũng nằm trong bên bỏ cuộc. Họ cũng ở Mỹ nhưng khá khép kín và chỉ tập trung tại một nơi. Và để các bạn hiểu về họ hơn tôi xin giới thiệu một bài của một người trong số họ, bạn của tôi, và viết cho thế hệ trẻ để bổ sung thêm một phần khác của lịch sử điều mà thế hệ trẻ trong nước chưa một lần được biết đến.

 Còn tiếp

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

Những người chiến thắng của năm 2012

image

Clip âm nhạc Gangnam Style của ngôi sao Hàn Quốc Psy đã trở thành video đầu tiên lập kỷ lục với hơn một tỷ lượt người xem trên trang YouTube.

image
Ca sĩ Anh Adele giành sáu giải Grammy và thống trị bảng xếp hạng ở Mỹ. Album thứ hai của cô, 21, leo thẳng lên số một khi ra mắt tháng Ba 2011 và ở mãi trong Top 10 cho đến đầu tháng Chín năm nay.

image
Với thu nhập 110 triệu đôla trước thuế, ca sĩ nhạc rap Dr Dre là nghệ sĩ âm nhạc có thu nhập cao nhất năm nay, theo Forbes. Nhưng tạp chí này cho hay tiền của anh chủ yếu nhờ nhãn hiệu headphone, chứ không phải từ bài hát.

image
Usain Bolt, người Jamaica, tiếp tục giữ danh hiệu người chạy nhanh nhất thế giới tại Olympics London.

image
Tay bơi Mỹ Michael Phelps giã từ đường đua sau khi được chọn là vận động viên Olympics vĩ đại nhất mọi thời đại.

image
Felix Baumgartner làm nên lịch sử với cú nhảy từ độ cao 39km, đi nhay hơn tốc độ âm thanh.

image
Chương trình biên tập hình ảnh Instagram được Facebook mua với giá 1 tỷ đôla tháng Tư 2012 và có hơn 100 triệu người dùng.

image
Bà Aung San Suu Kyi giành thắng lợi vang dội ở cuộc bầu cử quốc hội bổ sung ở Miến Điện. Người phụ nữ 66 tuổi đã bị giam cầm theo nhiều hình thức gần 20 năm.

image
Ông Tập Cận Bình trở thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, và chắc chắn năm sau sẽ thành chủ tịch nước.

image
Sau bốn năm, Thủ tướng Nga Vladimir Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, sẽ kéo dài sáu năm.

image
Kim Jong-un đã trở thành lãnh tụ tối cao của Bắc Hàn. Đất nước này chào đón việc phóng thành công tên lửa vào không gian, mặc dù bị Hoa Kỳ lên án.

image
Bức ảnh này được Tổng thống Barack Obama đưa lên Twitter sau khi ông thông báo việc tái đắc cử. Nó cũng trở thành bức ảnh được “thích” nhiều nhất trên Facebook.

Top ten phát ngôn ấn tượng 2012

top ten phat ngon an tuong 2012 Câu “tự do cái con c…” của Trung tá công an Vũ Văn Hiển xứng đáng đứng đầu bảng top ten, là phát ngôn ấn tượng nhất của năm 2012. Điều đặc biệt ở chỗ nó đã vô tình tạo nên một hiệu ứng ngược thú vị: dân tình giờ chửi mắng ai đều không văng c… nữa, ví dụ không phải “mày làm như con c…” mà thay bằng “mày làm như cái… tự do”!